Văn phòng đại diện phải chú ý đến những loại thuế nào?
(GPLaw) Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc hiểu rõ nghĩa vụ thuế là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các văn phòng đại diện. Thuế không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là một phần không thể tách rời trong quản lý tài chính của một tổ chức. Đối với văn phòng đại diện, việc nắm bắt và thực hiện đúng các loại thuế là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro về mặt pháp lý. Tùy từng trường hợp mà văn phòng đại diện có thể phải nộp (lệ phí) môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế TNCN. Trong bài viết dưới đây, GPLaw sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề này.
1. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?
Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp thuế môn bài còn không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp thuế môn bài.
Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài như sau:
Tức là văn phòng đại diện của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế môn bài.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định:
Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định:
Đồng thời, Điều 30 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP cũng nêu, văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện.
Song, có thể thấy rằng, văn phòng đại diện vẫn thực hiện hoạt động giao dịch với khách hàng (đây là một công đoạn của hoạt động kinh doanh).
Vì vậy, việc nộp lệ phí môn bài của văn phòng đại diện được chia thành 02 trường hợp:
- Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;
- Nếu văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.
Theo Điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện là 01 triệu/năm (trường hợp thành lập vào 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm).
2. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế GTGT không?
Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ mang tính chất đại diện cho doanh nghiệp thì không phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT.
Tại Điều 3, Điều 4 Luật Thuế GTGT quy định như sau:
Mà văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền, không có chức năng kinh doanh, nên không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phát sinh doanh thu nên không cần thực hiện thủ tục kê khai thuế mà công ty sẽ thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính.
Các chi phí đầu vào liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện thì công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.
3. Văn phòng đại diện có phải nộp thuế TNCN không?
Nếu văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động thì văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Khoản 3 Điều 19 Thông tư 0/2021/TT-BTC quy định:
Theo đó, trường hợp văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
Khi Công ty trực tiếp ký hợp đồng lao động và chi trả cho người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện thì công ty có trách nhiệm kê khai khấu trừ, nộp thuế thu nhập cá nhân tập trung tại công ty.