Nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể đáp ứng từ nhiều nguồn khác nhau, như vốn chủ sở hữu sáng lập, sử dụng lợi nhuận không chia để tái đầu tư, kêu gọi bên ngoài góp vốn dưới hình thức bán cổ phiếu hoặc đi vay dưới hình thức vay ngân hàng, mua trả chậm, thuê tài chính, phát hành trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán...Các nguồn vốn kinh doanh khác nhau đó sẽ tạo thành một cơ cấu hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn kinh doanh chủ yếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều điều kiện tín dụng của ngân hàng mới có thể được vay vốn. Các điều kiện tín dụng này nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Bởi bất kì một khoản vay nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định, một khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải chịu tổn thất, mà trước hết là mất một phần hay toàn bộ vốn vay do khách hàng không trả được nợ, và rủi ro cao nhất là có thể bị xử lý trách nhiệm hành chính, hình sự.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, trừ cho vay tín chấp, tất cả các khoản vay còn lại phải có ít nhất hai nguồn trả nợ tách biệt. Một nguồn từ nguồn thu nhập tương lai của doanh nghiệp, nguồn khác từ các biện pháp bảo đảm tín dụng (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh…). Ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng các biện pháp bảo đảm tín dụng trước khi vay vốn nhằm phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất khi phương án trả nợ dự kiến không được thực hiện hoặc khi xảy ra các rủi ro không lường trước được, thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Ngoài ra, ngân hàng còn thường yêu cầu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bổ sung để phòng tránh rủi ro đối với chính tài sản bảo đảm, bảo vệ tài sản không bị mất mát hay giảm sút giá trị, như phải ký kết với bên thứ ba các hợp đồng bảo hiểm tài sản, dịch vụ bảo vệ tài sản, dịch vụ quản lý tài sản hay thuê kho bãi….
Đã từng tham gia tư vấn các giao dịch tín dụng phức tạp, GPLAW có nhiều kinh nghiệm tư vấn và cung cấp các giải pháp pháp lý cho Bên cho vay là các ngân hàng, Bên vay và/hoặc Bên bảo đảm là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình về các vấn đề pháp lý của giao dịch tín dụng, các giao dịch bảo đảm liên quan đến hợp đồng tín dụng, như cầm cố thế chấp, bảo lãnh, các hợp đồng liên quan đến tài sản bảo đảm, như hợp đồng bảo hiểm tài sản bảo đảm, hợp đồng định giá tài sản bảo đảm, …
GPLAW cung cấp dịch vụ pháp lý về tài chính - ngân hàng sau đây:
GIAO DỊCH TÍN DỤNG VÀ CÁC HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN
- Tư vấn lựa chọn nguồn vốn ngân hàng, lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo.
- Tư vấn pháp lý về các hình thức và cơ cấu hợp đồng tín dụng, như hợp đồng tín dụng cá nhân, hợp đồng tín dụng doanh nghiệp, hợp đồng tín dụng theo món, hợp đồng tín dụng hạn mức, hợp đồng tín dụng đồng tài trợ…
- Tư vấn về các hình thức và cơ cấu hợp đồng của các giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, như bảo lãnh, cầm cố, thế chấp, vốn hóa các khoản nợ, v.v…;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý của các hợp đồng liên quan đến tài sản bảo đảm, như hợp đồng bảo hiểm tài sản bảo đảm, hợp đồng định giá tài sản bảo đảm, hợp đồng thuê kho bãi, hợp đồng dịch vụ bảo vệ, …
- Tư vấn đảm bảo tính hiệu lực và khả năng thực thi của các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm...
THẨM ĐỊNH VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÁP LÝ
- Thay mặt Bên cho vay thực hiện khảo sát, thẩm định pháp lý về tổ chức của Bên vay, bao gồm cả việc kiểm tra và đánh giá tình trạng pháp lý của Bên vay, nghĩa vụ hợp đồng và tình trạng pháp lý của tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
- Cung cấp cho Bên cho vay báo cáo nghiên cứu pháp lý, đưa ra những cảnh báo pháp lý về rủi ro và những đề xuất bảo đảm cần thực hiện đối với Bên vay, Bên bảo đảm.
- Thay mặt Bên vay chuẩn bị trước hồ sơ đề xuất cấp tín dụng, thẩm định pháp lý và báo cáo nghiên cứu pháp lý về Bên vay, Bên bảo đảm để trình Bên cho vay.
SOẠN THẢO TÀI LIỆU VÀ ĐẠI DIỆN ĐÀM PHÁN, CÔNG CHỨNG
- Soạn thảo và chuẩn bị các tài liệu liên quan đến giao dịch tín dụng, như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố, thế chấp và vốn hóa các khoản nợ, hợp đồng bảo hiểm tài sản bảo đảm, hợp đồng định giá tài sản bảo đảm, hợp đồng thuê kho bãi, hợp đồng dịch vụ bảo vệ, …;
- Đại diện cho khách hàng đàm phán với đối tác về nội dung tài liệu và các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch tín dụng và giao dịch bảo đảm, các hợp đồng liên quan;
- Đại diện Bên cho vay/Bên bảo đảm sắp xếp thực hiện các thủ tục công chứng giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng theo quy định pháp luật.
ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY, GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
- Tư vấn cho Bên cho vay/Bên vay đăng ký khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp pháp luật quy định.
- Đại diện Bên cho vay/Bên bảo đảm thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng tại Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ và đạt được xác nhận đăng ký giao dịch bảo đảm của Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
CƠ CẤU LẠI NỢ, MUA BÁN NỢ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Tư vấn, đại diện Bên cho vay hoặc Bên vay/Bên bảo đảm đàm phán xác định giải pháp, thiết kế, xây dựng và thực hiện giải pháp để cơ cấu lại nợ trong trường hợp khoản vay bị quá hạn, như: Gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; Miễn/giảm/khoanh nợ, Bổ sung/thay đổi/giải chấp tài sản bảo đảm, Chuyển nhượng thay cho tịch thu tài sản bảo đảm, Thanh toán nợ với các điều kiện ưu đãi, Chuyển nợ thành vốn...
- Tư vấn các vấn đề pháp lý của các giao dịch mua bán nợ và các vấn đề liên quan trong trường hợp Bên cho vay chuyển nhượng khoản nợ cho Bên thứ ba;
- Tư vấn, đại diện Bên cho vay hoặc Bên vay/Bên bảo đảm đàm phán, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm trong các giai đoạn trước, trong và ngoài quá trình tố tụng tại Tòa án/Trọng tài, Cơ quan bán đấu giá tài sản, Cơ quan thi hành án.