GPLAW - Giải pháp luật

Luật Sở hữu trí tuệ

VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, quyền sở hữu trí tuệ trở thành tài sản quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Dịch vụ luật sở hữu trí tuệ của GPLaw giúp bảo vệ và khai thác tối đa giá trị của các sáng tạo, nhãn hiệu, sáng chế và bản quyền. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện từ đăng ký bảo hộ, gia hạn, chuyển nhượng đến thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo doanh nghiệp vững tâm phát triển. Hãy để GPLaw đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ!

VỀ NHÃN HIỆU :

Nhãn hiệu là dấu hiệu đặc trưng giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với doanh nghiệp khác trên thị trường. Đây là tài sản vô hình nhưng có giá trị vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh và xây dựng thương hiệu. Theo Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu có thể bao gồm chữ, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố này. 

Việc đăng ký nhãn hiệu mang lại quyền bảo hộ pháp lý, giúp chủ sở hữu ngăn chặn hành vi sao chép, xâm phạm từ đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình đăng ký đòi hỏi sự am hiểu pháp luật để đảm bảo nhãn hiệu không trùng lặp hoặc bị từ chối do không đáp ứng điều kiện bảo hộ. 

Các doanh nghiệp ngày nay phải bảo vệ và phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của mình với đối thủ cạnh tranh không những tại những khu vực nơi họ đặt trụ sở mà còn trên cả nước. GPLaw hiểu rõ những thách thức mà khách hàng phải đối mặt và có kinh nghiệm chuyên sâu cần thiết để giúp khách hàng đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ của mình trong phạm vi cả nước, thông qua mạng lưới các hiệp hội chuyên môn về sở hữu trí tuệ. Các dịch vụ mà GPLaw cung cấp về Nhãn hiệu bao gồm:

  • Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu 
  • Tra cứu nhãn hiệu 
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam 
  • Phản đối đăng ký nhãn hiệu 
  • Đăng ký hợp đồng li xăng nhãn hiệu 
  • Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 
  • Tranh tụng và xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
  • Duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ( Gia hạn nhãn hiệu ) 
  • Giám sát, theo dõi khả năng nhãn hiệu bị xâm quyền 
  • Sửa đổi, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền nhãn hiệu
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Hải quan để giám sát hàng xâm phạm qua kênh xuất, nhập khẩu

VỀ SÁNG CHẾ:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới, có tính ứng dụng cao, được tạo ra nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế phải đáp ứng ba tiêu chí quan trọng để được bảo hộ: tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Khi được cấp bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu có toàn quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng hoặc cấp phép cho bên thứ ba, mang lại lợi thế cạnh tranh và giá trị kinh tế lớn. 

Tuy nhiên, quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế thường phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao trong việc mô tả vi phạm bảo hộ cũng như tuân thủ các quy định pháp lý trong và ngoài nước. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần theo dõi và thực thi quyền sáng chế để ngăn chặn hành vi xâm phạm từ đối thủ. 

GPLaw cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp với các dịch vụ sau: 

  • Tư vấn khả năng đăng ký sáng chế 
  • Tra cứu sáng chế 
  • Nộp đơn đăng ký sáng chế 
  • Viết bản mô tả sáng chế 
  • Tư vấn nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Sáng chế PCT 
  • Phản đối/ Khiếu nại sáng chế 
  • Hủy bỏ/ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế 
  • Duy trì hiệu lực sáng chế 
  • Xử lý xâm phạm quyền sáng chế 
  • Tranh tụng, giải quyết tranh chấp quyền sáng chế 
  • Li xăng sáng chế 

VỀ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ: 

Bản quyền tác giả là quyền hợp pháp bảo vệ các tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, bao gồm sách, bài viết, tranh vẽ, phần mềm máy tính, phim ảnh, âm nhạc và nhiều loại hình sáng tạo khác. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm được tạo ra mà không cần đăng ký, nhưng việc đăng ký bản quyền giúp xác lập bằng chứng pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp.

Chủ sở hữu bản quyền có quyền sao chép, phân phối, trình diễn, chuyển nhượng hoặc cấp phép sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nguy cơ vi phạm bản quyền ngày càng gia tăng, đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải có biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ hiệu quả.

Tại GPLaw, chúng tôi cung cấp các giải pháp đăng ký bản quyền, tư vấn chuyển nhượng, cấp phép và bảo vệ quyền tác giả, giúp doanh nghiệp và cá nhân đảm bảo quyền lợi hợp pháp, ngăn chặn hành vi xâm phạm và khai thác tối đa giá trị từ các tác phẩm sáng tạo của mình. Cụ thể, các dịch vụ GPLaw cung cấp về Bản quyền tác giả bao gồm:

  • Nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan 
  • Thực thi bảo hộ, xử lý xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan 
  • Đàm phán ký kết hợp đồng sử dụng, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tác giả, quyền liên quan 
  • Khiếu nại các quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
  • Tranh tụng giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan 

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:

Việc xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bao gồm các biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự, tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý đối tượng vị phạm, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Ngoài ra, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc trọng tài thương mại. 

Các dịch vụ GPLaw cung cấp về Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp bao gồm: 

Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các tranh chấp và khiếu nại liên quan đến xác lập quyền sở hữu trí tuệ, gồm:

  • Khiếu nại các quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ; 
  • Phản đối đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp; 
  • Phản đối các quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, gồm: 

  • Yêu cầu cơ quan thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối tượng sở hữu trí tuệ; 
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Yêu cầu các cơ quan thẩm quyền xử lý vi phạm; 
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Tòa án. 

VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP: 

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại quyền độc quyền cho chủ sở hữu, giúp ngăn chặn đối thủ sao chép hoặc sử dụng trái phép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không được bảo hộ kịp thời, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ mất quyền sở hữu hoặc bị xâm phạm mà không có cơ sở pháp lý để yêu cầu bồi thường. 

Các dịch vụ GPLaw cung cấp về Kiểu dáng công nghiệp bao gồm: 

  • Đánh giá khả năng đăng ký và sử dụng kiểu dáng công nghiệp 
  • Tra cứu thông tin về đăng ký và sử dụng kiểu dáng công nghiệp
  • Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký kiểu dáng công nghiệp 
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký KDCN 
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bào hộ trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên; địa chỉ Chủ văn bằng bảo hộ 
  • Duy trì hiệu lực Bằng độc quyền KDCN (Gia hạn Bằng độc quyền KDCN) 

Xem Hướng dẫn pháp lý Luật Sở hữu trí tuệ