Rủi ro lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng (Interest Rate Risk)
Đối với ngành ngân hàng, rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk) là rủi ro mang tính đặc thù và không thể loại bỏ. Tuy nhiên, thông qua hiểu biết về nguyên nhân hình thành, các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn đưa ra những giải pháp để có thể kiểm soát rủi ro này ở mức phù hợp. Cùng GPLAW tìm hiểu rủi ro lãi suất là gì và các thông tin khác xung quanh vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Rủi ro lãi suất là gì?
Tại Điều 8 (điểm b, khoản 2) Thông tư 08/2017/TT- NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có giải thích: “Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Rủi ro lãi suất dẫn đến khả năng các NHTM phải đối mặt với sự suy giảm lợi nhuận hoặc những tổn thất về tài sản do sự biến động của lãi suất. Sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào với lãi suất đầu ra và sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro này. Sự biến động của lãi suất sẽ tác động đến toàn bộ bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro có thể gây mất an toàn hoạt động ngân hàng nên được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát chặt chẽ, đồng thời các NHTM cũng luôn quan tâm và triển khai các giải pháp để hạn chế và kiểm soát ảnh hưởng của nó đến hoạt động của mình.
2. Phân loại rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất có thể phân chia thành 3 loại sau:
Nếu căn cứ theo giá trị, còn có thể phân chia rủi ro lãi suất thành 2 loại là rủi ro về thu nhập và rủi ro giảm giá trị tài sản
3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:
3.1. Sự biến động của lãi suất trên thị trường khác với dự kiến của ngân hàng thương mại
Sự biến động của lãi suất chịu ảnh hưởng của các quy luật khách quan trên thị trường. Các yếu tố tác động đến lãi suất: Cung cầu vốn trên thị trường; chính sách điều hành của chính phủ và ngân hàng nhà nước; lạm phát của nền kinh tế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư; cơ hội kinh doanh trên thị trường…
Vì vậy, các nhà quản trị NHTM muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố tác động đến lãi suất nêu trên. Tuy nhiên, sự dự báo này khó có thể chính xác tuyệt đối bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì vậy, các NHTM hầu như đều phải chịu tác động ít nhiều từ sự biến động lãi suất trên thị trường.
3.2. Sự chênh lệch giữa lãi suẩt tiền gửi và lãi suất cho vay:
Sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay dẫn đến rủi ro lãi suất thường xảy ra trong 2 trường hợp:
3. Sự mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ:
Sự mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ nghĩa là các NHTM huy động vốn nhưng không sử dụng hết số vốn này để cho vay theo tỷ lệ cho phép. Nếu thu nhập từ số tiền NHTM cho vay thấp hơn chi phí bỏ ra (bao gồm lãi phải trả cho người gửi tiền và các chi phí hoạt động liên quan khác) lúc này lợi nhuận sụt giảm hoặc âm thì sẽ xảy ra rủi ro lãi suất.
3.3. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ:
Thời hạn mà ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà các ngân hàng đương đầu. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa 2 loại tài sản sẽ xảy ra những vấn đề sau:
Nếu thời hạn ngân hàng cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng ở vị thế tái tài trợ. Trong trường hợp này, ngân hàng đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện nếu như suất huy động tăng.
Nếu thời hạn cho vay < thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng ở vị thế tái đầu tư, đồng thời ngân hàng cũng đứng trước rủi ro về lãi suất tái đầu tư tài sản có, rủi ro sẽ xuất hiện khi lãi suất cho vay giảm.
Sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ là điều tất yếu, rất khó để duy trì sự phù hợp tuyệt đối giữa kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ, bởi vì kỳ hạn này thường do người đi vay và người gửi tiền quyết định theo nhu cầu của họ.
Thêm vào đó, các NHTM có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của tài sản có lớn hơn tài sản nợ. Và các ngân hàng cũng không bắt buộc khách hàng phải tuân thủ tuyệt đối thời hạn trong hợp đồng (nếu có cũng chỉ áp dụng một số phương thức phạt lãi suất nếu vi phạm thời hạn hợp đồng).
4. Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại
Khe hở nhạy cảm lãi suất và sự thay đổi ngoài dự đoán của lãi suất thị trường là hai yếu tố cơ bản phản ánh rủi ro lãi suất.
4.1. Khe hở nhạy cảm lãi suất:
Khe hở nhạy cảm lãi suất là hiệu số giữa giá trị tài sản có (Tài sản) và giá trị tài sản nợ (Nguồn vốn) nhạy cảm với lãi suất (có thể được định giá lại).
Trong đó: Tài sản có nhạy cảm với lãi suất là những tài sản được định giá lại khi lãi suất thay đổi (các khoản cho vay, chứng khoán…), còn tài sản nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo thị trường (tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi có lãi suất thả nổi, các khoản vay trên thị trường tiền tệ...).
Khe hở lãi suất được các nhà quản lý ngân hàng sử dụng như một chỉ tiêu đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi.
Khe hở dương (Tài sản nhạy cảm > Nguồn vốn nhạy cảm), rủi ro lãi suất sẽ phát sinh khi lãi suất thị trường giảm
Khe hở âm (Tài sản nhạy cảm < Nguồn vốn nhạy cảm), rủi ro phát sinh khi lãi suất thị trường tăng
4.2. Sự thay đổi ngoài dự đoán của lãi suất thị trường
Sự khác biệt về nguồn vốn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Vì vậy các NHTM cũng thường chủ động để tồn tại khe hở lãi suất.
Khi ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm.
Tuy nhiên, nếu tình hình lãi suất thị trường đi ngược với dự đoán, thì thay vì thu được lợi nhuận cao hơn, NHTM có thể sẽ phải chịu thua lỗ.
Như vậy, trạng thái tài sản và nguồn vốn (tạo nên khe hở lãi suất) không phải là yếu tố duy nhất gây nên rủi ro lãi suất. Trạng thái này khi kết hợp với thay đổi của lãi suất ngoài dự đoán của nhà quản lý NHTM sẽ gây nên những rủi ro lãi suất. Khả năng dự đoán thay đổi lãi suất không tương thích với thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Khi khe hở lãi suất càng lớn rủi ro cũng càng lớn.
5. Quản lý rủi ro lãi suất như thế nào?
Các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ luôn phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Do vậy, không chỉ các NHTM, bản thân các nhà đầu tư cũng phải luôn có biện pháp để quản lý rủi ro liên quan đến lãi suất.
5.1. Đối với nhà đầu tư:
Để quản lý rủi ro, nhà đầu tư cần có một chiến lược đầu tư rõ ràng và phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro về lãi suất.
Nhà đầu tư có thể phân bổ vốn vào nhiều loại tài sản khác nhau như trái phiếu, cổ phiếu, tiền mặt, vàng... để đạt được lợi nhuận ổn định và phân tán rủi ro.
Nhà đầu tư quản lý rủi ro bằng việc đa dạng danh mục đầu tư
Theo dõi thị trường lãi suất cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quản lý rủi ro. Nhà đầu tư cần cập nhật thông tin về thị trường lãi suất thường xuyên để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp với tình hình thị trường.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng chịu đựng rủi ro của mình trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào các sản phẩm tài chính liên quan đến lãi suất.
5.2. Đối với ngân hàng:
Ngân hàng là một trong những tổ chức phải đối mặt với rủi ro lãi suất lớn nhất do hoạt động kinh doanh tài chính. Do đó, quản lý rủi ro lãi suất là một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng.
Tăng cường năng lực quản lý rủi ro lãi suất luôn là vấn đề được các NHTM quan tâm và thường xuyên đánh giá. Mục tiêu của việc quản lý rủi ro lãi suất không chỉ giúp giảm thiểu những rủi ro mất mát cho ngân hàng mà còn giúp tăng lợi nhuận bằng cách dự đoán đúng chiều hướng biến động của lãi suất.
Để tăng cường năng lực quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM sẽ bao gồm nhiều khía cạnh: