4 vấn đề cơ bản khi quyết toán thuế TNCN trong Công ty cổ phần.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, việc quản lý và quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty cổ phần. Quyết toán thuế TNCN không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là một công cụ quản trị nhân sự và tài chính quan trọng. Trong bài viết dưới đây, GPLaw sẽ phân tích 4 vấn đề cơ bản khi tiến hành quyết toán thuế TNCN trong công ty cổ phần.
1. Thế nào là quyết toán thuế TNCN?
Nộp thuế vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đối với Nhà nước. Để hoàn thành quyền và nghĩa vụ tài chính này thì định kỳ, các cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện việc quyết toán thuế.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là việc xác minh, kiểm tra số liệu về khoản tiền thuế mà cá nhân đó phải trích từ tiền lương, tiền công để nộp cho Ngân sách Nhà nước sau khi đã được giảm trừ những khoản nhất định. Cá nhân có thể tự quyết toán thuế hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp nếu đủ điều kiện.
2. Đối tượng quyết toán thuế TNCN:
Theo nội dung Điểm d, Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có 3 đối tượng phải tiến hành quyết toán thuế TNCN, cụ thể:
2.1 Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế:
Căn cứ quy định tại Điều 1 Mục I Công văn 883/TCT-DNNCN năm 2022, điều kiện thực hiện việc quyết toán thuế đối với cá nhân gồm:
Đối với tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán; thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm; hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.
2.2. Tổ chức hoặc cá nhân trả tiền lương, tiền công:
- Tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hoặc;
- Tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống.
2.3. Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
Cá nhân có thể ủy quyền quyết toán thuế TNCN nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1. Cá nhân đã ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một nơi và tại thời điểm quyết toán thuế TNCN, cá nhân này vẫn đang làm việc tại doanh nghiệp đó (kể cả trường hợp không là làm việc đủ 12 tháng trong năm).
Ví dụ: Từ tháng 4/2021, nhân viên X chỉ ký 01 hợp đồng lao động trên 3 tháng tại công ty cổ phần ABC. Cho đến ngày 31/3/2022 (thời điểm quyết toán thuế TNCN của năm 2021), nhân viên X vẫn đang làm việc tại đây nên X có thể ủy quyền quyết toán thuế đối với phần thu nhập do công ty ABC trả từ tháng 4/2021.
- Trường hợp 2: Cá nhân có từ 02 nguồn thu nhập trở lên, cụ thể: Một nguồn thu là tư việc ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên tại một công ty mà đền thời điểm quyết toán thuế TNCN vẫn đang làm việc. Ngoài ra, cá nhân này còn có thêm thu nhập vãng lai ở nơi khác với bình quân không quá 10 triệu đồng/tháng trong năm và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Ví dụ: Từ tháng 4/2021, nhân viên X ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại công ty cổ phần ABC và ký hợp đồng khoán việc với công ty TNHH 1 thành viên FGH với mức lương 6 triệu đồng (công ty FGH đã khấu trừ 10%).
Cho đến ngày 31/3/2022 (thời điểm quyết toán thuế TNCN của năm 2021), nhân viên X vẫn đang làm việc tại công ty ABC và không cần quyết toán thuế phần thu nhập vãng lai 6 triệu nêu trên.
Do vậy, nhân viên X được phép ủy quyền quyết toán thuế TNCN tại công ty ABC (đối với phần thu nhập do ABC chi trả từ tháng 4/2021). Đối với phần thu nhập vãng lai, nhân viên A có thể yêu cầu công ty ABC và công ty FGH cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN để trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
- Trường hợp 3. Cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do:
Trong trường hợp này, cá nhân nộp thuế TNDN được ủy quyền việc quyết toán thuế cho tổ chức mới.
Lưu ý:
Đối với doanh nghiệp đã quyết toán thuế cho cá nhân trước khi phát hiện ra người đó thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế thì công ty không cần điều chỉnh lại quyết toán thuế mà chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung như sau: “Công ty … đã quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Phụ lục …” để cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
3. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN trong công ty cổ phần:
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Mục IV Công văn 883/TCT-DNNCN năm 2022, cá nhân cần kê khai quyết toán thuế TNDN với các giấy tờ sau:
Lưu ý:
4. Thời hạn nộp hồ sơ:
Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019:
“2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế…”
Như vậy, cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30/4 còn hạn cuối để doanh nghiệp quyết toán là ngày 31/3.
Trên đây là 4 nội dung căn bản về quyết toán thuế TNCN trong công ty cổ phần. Nếu còn thắc mắc hoặc có câu hỏi phát sinh ngoài nội dung bài viết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với GPLaw để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.