GPLAW - Giải pháp luật

Quy trình, thủ tục thay đổi tên Công ty TNHH 1 thành viên


Thay đổi tên công ty TNHH một thành viên không chỉ là thủ tục hành chính, mà còn là cơ hội tái định vị thương hiệu và mở rộng chiến lược kinh doanh.

Dưới đây là quy trình, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp trong công ty TNHH một thành viên:

I. Quy trình thực hiện: 

1. Nộp hồ sơ: 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau để nộp hồ sơ: 

  • Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở) 
  • Nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận từ cơ quan chức năng. 

2. Thời gian xử lý hồ sơ: 

Phòng ĐKKD sẽ xem xét và giải quyết hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận đầy đủ giấy tờ. Sau khi hoàn tất, kết quả sẽ được chuyển đến Bộ phận một cửa để trả kết quả. 

3. Nhận kết quả: 

Doanh nghiệp có thể đến bộ phận một cửa của Phòng ĐKKD để nhận kết quả và cần mang theo: 

- Giấy biên nhận giải quyết giải quyết hồ sơ; 

- Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau: 

+ Đối với Công dân Việt Nam: CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực. 

+ Văn bản ủy quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. 

II. Thành phần hồ sơ: 

1. Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp; 

2. Quyết định của chủ sở hữu về việc đổi tên công ty;

3. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo: 

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; 
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; 
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

4. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

  • Đối với công dân Việt Nam: CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
  • Văn bản ủy quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

 

Trên đây là thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần. Trên thực tế, làm thủ tục có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác, do vậy nếu có nhu cầu thuê dịch vụ thực hiện thủ tục này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với GPLaw trong thời gian sớm nhất để trao đổi chi tiết hơn.


Xem Dịch vụ Doanh nghiệp

Hướng dẫn pháp lý khác

Liên hệ

LS. Nguyễn Thị Sắc

Luật sư cộng sự
0385507892
sacnt.92@gmail.com
LS. Nguyễn Thị Sắc

LS. Bùi Văn Sơn

Luật sư cộng sự
0912319032
son.bv@gplaw.com.vn
LS. Bùi Văn Sơn