GPLAW - Giải pháp luật

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên (Single-member Limited Liability Company)


Thủ tục thành lập công ty dành cho người mới bắt đầu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 thành viên) là mô hình kinh doanh phổ biến, thu hút nhiều nhà đầu tư với những ưu điểm về tính linh hoạt và giới hạn trách nhiệm pháp lý. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nhân muốn khởi nghiệp với mức độ rủi ro và chi phí quản trị thấp.

Trong bài viết này, GPLaw sẽ cung cấp hướng dẫn toàn diện, từng bước chi tiết về quá trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng và chính xác triển khai ý tưởng kinh doanh của mình.

 

1. Đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên:

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật Doanh nghiệp 2020:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH 1 thành viên có thể phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định liên quan khác. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ cần phải tuân theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

 

 

(Ảnh sưu tầm)

 

2. Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

   Để làm chuẩn một hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên thì bạn cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:

 

   Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

   Hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty Cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Đặt Tên Công ty

 

   Đặt tên công ty:

   Một số quy định theo pháp luật khi đặt tên doanh nghiệp như sau:

  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo cấu trúc: Loại hình doanh nghiệp + tên công ty, Ví dụ: Công ty TNHH 1 thành viên ABC.
  • Tên công ty được đặt bằng các chữ cái trong tiếng việt và các chữ: E, J, W, Z, các ký hiệu và các chữ số,
  • Không được đặt tên trùng hoặc gần giống với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó,
  • Tuyệt đối không được dùng tên của các cơ quan nhà nước, chính trị, lực lượng vũ trang để làm một phần trong tên riêng của doanh nghiệp khi chưa được các cơ quan đó đồng ý,
  • Không được đặt tên, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục và văn hóa, đạo đức của quốc gia, dân tộc.

 

   Về vốn điều lệ

   Đối với ngành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định thì pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu mà phụ thuộc vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh.

   Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

   Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối đa.

   Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKDN thành công thì chủ doanh nghiệp buộc phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn đúng và đủ như đã cam kết. Nếu không góp đủ thì thực hiện thủ tục giảm vốn theo quy định pháp luật.

 

Điều kiện về vốn điều lệ khi thành lập công ty

   Về ngành nghề kinh doanh

   Doanh nghiệp có quyền kinh doanh ngành nghề nào theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ điều kiện đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mình chỉ trừ một số ngành nghề bị cấm như sau:

  • Các chất ma túy, chất cấm đã quy định ở mục I của luật này,
  • Các hóa chất, khoáng vật đã quy định ở mục II,
  • Mọi nguồn sản phẩm khai thác từ tự nhiên thuộc nhóm hiếm và được quy định rõ ràng tại điều I và điều III,
  • Mại dâm và các sản phẩm liên quan đến tế bào mô của con người,
  • Vật liệu nổ,
  • Các loại hình đòi nợ và mua bán nợ.

 

   Về trụ sở doanh nghiệp

   Căn cứ vào Điều 42 của Luật Doanh nghiệp 2020:

   “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp.”

 

   Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện như sau:

  • Phải ở trên lãnh thổ nước Việt Nam.
  • Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố tên xã, phường, thị trấn, thị xã, quận, huyện thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì doanh nghiệp nộp kèm theo hồ sơ ĐKKD, có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà và tên đường.
  • Không được đặt trụ sở chính tại chung cư, tập thể.

 

   Người đại diện theo pháp luật

   Người đại diện theo Pháp luật được Quy định tại Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020, theo đó: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

 

   Theo đó, người đại diện của công ty TNHH theo pháp luật cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là người đủ từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Là công dân Việt Nam và có thể là người nước ngoài.
  • Người đại diện doanh nghiệp không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp
  • Người đại diện doanh nghiệp không nhất thiết là người góp vốn trong công ty.
  • Công ty có thể có một hoặc là nhiều người đại diện theo pháp luật.

 

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định

 

3. Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên:

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp,  hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

 

4.Thủ tục khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

Để đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các thủ tục trước và sau khi thành lập công ty như sau:

 

Bước 1:  Nộp hồ sơ

Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

Bước 2: Xem xét hồ sơ và trả kết quả

Trong thời gian 03 – 05 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và trả kết quả hồ sơ:

  • Hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy phép Đăng ký kinh doanh
  • Hồ sơ không hợp lệ: ra thông báo sửa đổi và bổ sung

Thủ tục khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

 

Bước 3: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

Doanh nghiệp phải thực hiện một số thủ tục trước khi đi vào hoạt động kinh doanh nội thất chính thức như sau:

  • Treo bảng hiệu tại trụ sở chính công ty;
  • Khắc dấu doanh nghiệp: dấu tròn và dấu pháp nhân;
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với Cơ quan Thuế;
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu;
  • Mua và phát hành hóa đơn điện tử;
  • Mua chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Góp đủ vốn đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký kinh doanh.

 

Quy trình thành lập công ty TNHH một thành viên

 

5. Lệ phí thành lập công ty TNHH một thành viên:

100.000 đồng – Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại Cổng thông tin quốc gia.

 

6. Dịch vụ thành lập công ty TNHH một thành viên tại GPLaw:

Công ty luật GPLaw uy tín hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty trọn gói, GPLaw luôn đem lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng tất cả điều kiện pháp lý liên quan đến doanh nghiệp của bạn,
  • Hỗ trợ cho doanh nghiệp các giấy tờ và thủ tục cần phải có,
  • Đội ngũ chuyên viên, luật sư giỏi và dày dặn kinh nghiệm sẽ mang lại cho quý khách những căn cứ chính xác và hợp pháp,
  • Trả giấy phép, hồ sơ tại nhà cho khách hàng,
  • Cam kết trách nhiệm, hiệu quả công việc bằng hợp đồng,
  • Báo giá chính xác và hợp lý, không gây phát sinh các chi phí khác,
  • Khách hàng chỉ phải cung cấp hồ sơ giấy tờ cơ bản giúp cho việc chuẩn bị được đơn giản và nhanh chóng.

Với những giá trị to lớn mà chúng tôi mang lại, GPLaw tự hào là công ty luật đáng tin cậy để doanh nghiệp lựa chọn và tin tưởng. Liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.


Xem Dịch vụ Doanh nghiệp

Hướng dẫn pháp lý khác

Liên hệ

LS. Nguyễn Thị Sắc

Luật sư cộng sự
0385507892
sacnt.92@gmail.com
LS. Nguyễn Thị Sắc

LS. Bùi Văn Sơn

Luật sư cộng sự
0912319032
son.bv@gplaw.com.vn
LS. Bùi Văn Sơn