GPLAW - Giải pháp luật

Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết tranh chấp


Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết tranh chấp.

Từ khóa chính: Đình chỉ giải quyết tranh chấp

Meta: Trường hợp đình chỉ giải quyết tranh chấp được quy định như thế nào và để lại hệ quả pháp lý gì?

1. Các trường hợp đình chỉ giải quyết tranh chấp

Theo Khoản 1 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định những trường hợp Vụ tranh chấp được đình chỉ như sau:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;

c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;

d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;

đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.

Trường hợp đình chỉ tranh chấp được quy định trong khoản 1 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại 2010

Trên cơ sở quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010, quy tắc tố tụng của MCAC đã cụ thể hóa những trường hợp đình chỉ vụ tranh chấp. Cụ thể, Theo Điều 30 Quy tắc tố tụng của MCAC quy định về các trường hợp mà Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết như sau:

  1. Nguyên đơn hoặc Bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
  2. Nguyên đơn hoặc Bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
  3. Nguyên đơn rút Đơn khởi kiện, trừ trường hợp Bị đơn có Đơn kiện lại;
  4. Nguyên đơn được coi là đã rút Đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy tắc Tố tụng này, trừ trường hợp Bị đơn có yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
  5. Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
  6. Khi có Quyết định của Hội đồng Trọng tài theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Quy tắc Tố tụng này;
  7. Khi có Quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật.

2. Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết tranh chấp

Thứ nhất, không được yêu cầu Trọng tài giải quyết lại: Theo khoản 3 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy đinh: “Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp”. Theo quy định trên, khi Vụ tranh chấp đã được đình chỉ giải quyết thì các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu trọng tài giải quyết lại Vụ tranh chấp đó.

Tuy nhiên, theo khoản 6 Điều 44 Luật này quy định “Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án”. Như vậy, phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để biết được các bên có thể khởi kiện ra Tòa án hay không.

Vụ tranh chấp được đình chỉ không được yêu cầu Trọng tài giải quyết lại

Thứ hai, trường hợp được yêu cầu trọng tài giải quyết lại: Theo khoản 3 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại đưa ra những ngoại lệ “trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này”.

Tại điểm c khoản 1 Điều 59 quy định “c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp”.

Khoản 1 Điều 56 Luật Trọng tài thương mại có nêu “Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại”.

Tại điểm đ khoản 1 Điều 59 quy định “đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này” và Khoản 6 Điều 44 Luật Trọng tài thương mại quy định “Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện Vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án được xác định theo quy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện”.

Như vậy, việc đình chỉ giải quyết tranh chấp sẽ dẫn đến hai tình huống là không được hoặc được yêu cầu trọng tài giải quyết lại. Nên các bên tranh chấp cần tìm hiểu kỹ các quy định của Luật Trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của MCAC để bảo vệ quyền lợi của mình khi giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại.

Nguồn: mcac.vn


Xem Dịch vụ Tranh tụng tại Trọng tài thương mại

Hướng dẫn pháp lý khác

Liên hệ

LS. Nguyễn Thị Sắc

Luật sư cộng sự
0385507892
sacnt.92@gmail.com
LS. Nguyễn Thị Sắc