Doanh nghiệp trốn thuế thông qua những hành vi nào?
(GPLaw) – Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế là một trách nhiệm quan trọng và là nền tảng của sự phát triển kinh tế lành mạnh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn tìm cách né tránh nghĩa vụ thuế thông qua các phương thức vi phạm pháp luật. Những hành vi trốn thuế không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi trốn thuế đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và sự minh bạch trong hoạt kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp.
1. Hành vi trốn thuế:
[a] Trốn thuế là gì?
Trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ kê khai, nộp thuế với cơ quan nhà nước, nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Hành vi này được thể hiện thông qua việc không kê khai, kê khai sai sự thật hoặc sử dụng các thủ đoạn gian lận khác để giảm số tiền thuế phải nộp hoặc không nộp thuế.
Hành vi trốn thuế có thể được thực hiện một cách có hệ thống và có tổ chức, thông qua nhiều phương thức khác nhau, từ việc che giấu doanh thu, khai báo sai lệch chi phí, đến việc sử dụng các thủ đoạn tinh vi hơn như thành lập công ty ma, sử dụng hóa đơn giả hoặc lợi dụng các kẽ hở trong chính sách thuế.
[b] Các hành vi trốn thuế:
Theo Điều 143 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (ban hành ngày 13/06/2019), doanh nghiệp có các hành vi sau đây sẽ được xác định là trốn thuế.
Về thủ tục khai thuế, các vi phạm được thể hiện qua hành vi:
Về mặt kế toán và hóa đơn, các vi phạm được thể hiện qua hành vi:
Về chứng từ, các vi phạm được thể hiện qua hành vi:
Về lĩnh vực xuất nhập khẩu, các vi phạm được thể hiện qua hành vi:
Về việc sử dụng ưu đãi thuế, các vi phạm được thể hiện qua hành vi:
2. Doanh nghiệp trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào?
[a] Mức xử phạt hành chính đối với công ty có hành vi trốn thuế
[b] Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Thứ nhất, buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Thứ hai, buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định nêu trên.