GPLAW - Giải pháp luật

Đầu tư và quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay


"Tùy theo mục đích, hoạt động đầu tư có thể mang tính thương mại hoặc phi thương mại."

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ, đầu tư trở thành một hoạt động then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đấy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ về khái niệm đầu tư, các hình thức, cũng như quy định pháp lý liên quan không chỉ cần thiết đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn là kiến thức cơ bản đối với bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh.

1. Đầu tư là gì? 

Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, quy định: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh”.

Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là việc con người chấp nhận đánh đổi, sử dụng các nguồn lực hiện có như tài sản, tài nguyên, công sức và trí tuệ ở hiện tại để thực hiện một hoạt động nhất định, với kỳ vọng đạt được những thành quả trong tương lai có giá trị cao hơn so với phần đã bỏ ra. Những kết quả đó có thể bao gồm việc gia tăng tài sản tài chính, vật chất, tài sản trí tuệ, nguồn lực hoặc nâng cao uy tín, vị thế của người đầu tư. 

Xét về mặt pháp lý, đầu tư là hành vi mà nhà đầu tư  sử dụng vốn hoặc tài sản của mình theo những hình thức được pháp luật cho phép để triển khai các hoạt động với mục tiêu thu lợi nhuận, hoặc đem lại các giá trị kinh tế - xã hội khác. 

Tùy theo mục đích, hoạt động đầu tư có thể mang tính thương mại hoặc phi thương mại. 

2. Chính sách về đầu tư kinh doanh:

Căn cứ Điều 5 Luật Đầu tư năm 2020: 

“1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

3. Quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối vối nhà đầu tư nước ngoài. 

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế phải đáp ứng những điều kiện sau: 

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; 
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; 
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

4. Những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh: 

Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020: 

“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm ma túy; hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

5. Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: 

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 như: Sản xuất con dấu; Kinh doanh dịch vụ cầm đồ; Kinh doanh dịch vụ xoa bóp; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; Kinh doanh casino; Hành nghề luật sư; Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Kinh doanh chứng khoán; Kinh doanh bảo hiểm; Kinh doanh rượu; Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp; Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Kinh doanh vàng;…

6. Các hình thức đầu tư hiện nay: 

Luật đầu tư năm 2020 đã quy định rõ các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có 4 hình thức đầu tư như sau: 

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
  • Thực hiện dự án đầu tư
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Xem Dịch vụ Hợp đồng đầu tư & thương mại

Hướng dẫn pháp lý khác

Liên hệ

LS. Nguyễn Thị Sắc

Luật sư cộng sự
0385507892
sacnt.92@gmail.com
LS. Nguyễn Thị Sắc

LS. Bùi Văn Sơn

Luật sư cộng sự
0912319032
son.bv@gplaw.com.vn
LS. Bùi Văn Sơn