Hợp đồng thương mại và những điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại được xem là chìa khóa chủ chốt trong kinh doanh, trao đổi và mua bán hàng hóa, bởi nó giúp đảm bảo mọi giao dịch đều được thực hiện đúng quy định pháp luật và là văn bản ràng buộc các bên phải có trách nhiệm với quyền và nghĩa vụ của mình. Trong bài viết dưới đây, GPLaw sẽ cung cấp thông tin tổng quan về hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng kinh doanh thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
Trong đó, hoạt động thương mại được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 như sau:
"Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, đầu tư, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi."
2. Các loại hợp đồng kinh doanh thương mại phổ biến:
2.1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại hiểu đơn giản là giao kết thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền nhằm khai thác thương mại nhãn hiệu, thương hiệu nào đó.
2.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán hàng hóa có trách nhiệm chuyển hàng hóa cho bên mua, đồng thời bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán.
2.3. Hợp đồng trung gian thương mại:
Đây là loại hợp đồng thoả thuận bởi bên ủy quyền và bên được ủy quyền là thương nhân. Trong đó, bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện một số công việc trung gian thương mại như đại diện thương mại, môi giới, ủy thác mua bán hàng hóa…nhằm mang lại lợi ích cho bên ủy quyền .Bên ủy quyền phải thanh toán thù lao cho bên được ủy quyền.
2.4. Hợp đồng xúc tiến thương mại:
Hợp đồng xúc tiến thương mại có thể kể đến như: Hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ tổ chức triển lãm thương mại, hợp đồng dịch vụ khuyến mại,…
3. Những hình thức của hợp đồng thương mại:
Theo quy định tại ĐIều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hợp đồng thương mại phải được giao kết bởi 1 trong 3 hình thức: lời nói, văn bản và hành vi cụ thể.
3.1. Lời nói:
Các bên giao kết hợp đồng thương mại hoàn toàn có thể trao đổi với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, gửi thông điệp điện tử bằng file âm thanh… để giao kết hợp đồng thương mại.
Hình thức giao kết hợp đồng này đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, nhưng khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó để xác minh được quyền và nghĩa vụ của các bên, và khó đưa ra căn cứ để giải quyết tranh chấp.
3.2. Văn bản:
Đây là hình thức giao kết phổ biến nhất và có hiệu lực pháp lý cao. Hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản sẽ là chứng cứ pháp lý vững chắc nhất so với các loại hợp đồng còn lại.
Mặc dù có nhiều hình thức giao kết hợp đồng, tuy nhiên vẫn có những loại hợp đồng thương mại bắt buộc phải lập thành văn bản theo quy định pháp luật.
3.3. Hành vi cụ thể:
Giao kết hợp đồng thương mại bằng hành vi cụ thể là khi các bên không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng miệng. Việc giao kết hợp đồng được minh chứng bằng hành động thực tế,
Hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể ít được thương nhân sử dụng nhất vì rủi ro cao. Việc thực hiện giao kết hợp đồng bằng hành vi thông thường không được lưu lại kĩ càng, do đó rất khó để có thể giải quyết nếu có tranh chấp cho thương nhân.
4. Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại:
Xây dựng điều khoản trong hợp đồng thương mại là việc rất quan trọng, vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch. Đây cũng là cơ sở vững chắc nhằm tránh các tranh chấp không đáng có. Dưới đây là các điều khoản nên có trong hợp đồng:
4.1. Điều khoản thông tin các bên:
Đây là điều khoản đầu tiên và luôn có trong một hợp đồng thương mại. Bạn cần phải xác định cụ thể cá nhân, tổ chức nào tham gia vào hợp đồng thương mại.
4.2. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng:
Được hiểu là điều khoản xác định về thông tin đối tượng của hợp đồng. Ví dụ: số lượng, chất lượng, tên, chủng loại hàng hóa; loại dịch vụ, hình thức thực hiện dịch vụ.
4.3. Điều khoản về giá cả:
Khi thỏa thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau trong hợp đồng: Đơn giá, tổng giá trị.
4.4. Điều khoản thanh toán:
Trong điều khoản này, các bên cần thỏa thuận về phương thức thành toán, số tiền thành toán và thời hạn thanh toán.
4.5. Điều khoản về phạt vi phạm:
Đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận. Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm, nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
4.6. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên:
Pháp luật có quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản. Nhưng thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng không vi phạm điều cấm của luật.
4.7. Điều khoản giải quyết tranh chấp:
Điều khoản này quy định hình thức giải quyết tranh chấp (thương lượng, hòa giải, tòa án) và cơ quan giải quyết tranh chấp (trọng tài thương mại, tòa án…)
5. Những điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thương mại:
Nhằm đảm bảo hợp đồng thương mại có những điều khoản được quy định chặt chẽ, đáp ứng các quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho các bên, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi soạn thảo một hợp đồng: