Đặc điểm của hợp đồng thương mại và những lưu ý cần biết
Hợp đồng thương mại là văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh các giao dịch kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Đặc điểm chính của hợp đồng thương mại bao gồm tính chuyên nghiệp, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ, tính cam kết và tính linh hoạt. Một hợp đồng thương mại tốt không chỉ là văn bản pháp lý mà còn là cầu nối tin cậy giữa các bên kinh doanh. GPLAW mong độc giả thông qua bài biết này sẽ hiểu rõ hơn về các đặc điểm của hợp đồng thương mại, từ đó đảm bảo được sự chính xác về nội dung cũng như vấn đề pháp lý.
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Để hiểu rõ và chi tiết hơn, mời các bạn tham khảo bài viết: https://gplaw.com.vn/huong-dan/hop-dong-thuong-mai-va-nhung-dieu-khoan-co-ban-trong-hop-dong-thuong-mai-55.html (Hợp đồng thương mại và những điều khoản cơ bản trong hợp đồng)
Như vậy, Hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư hay xúc tiến thương mại…
Hợp đồng thương mại có thể giao kết dưới dạng hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử. Hiện nay, giao kết hợp đồng thương mại điện tử trở nên phổ biến và được áp dụng ở hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp. Hợp đồng thương mại điện tử đảm bảo:
2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại:
Hợp đồng thương mại là một trong những hợp đồng điển hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hợp đồng thương mại được lập theo quy định chung tuân thủ Pháp luật về thương mại và các văn bản pháp lý liên quan khác. Trường hợp hợp đồng thương mại được lập dưới hình thức điện tử thì tuân thủ các quy định về luật giao dịch điện tử.
2.1. Đặc điểm của hợp đồng thương mại:
Hợp đồng thương mại có các đặc điểm nổi bật sau:
a. Chủ thể hợp đồng thương mại:
Chủ thể hợp đồng thương mại thường là các thương nhân hoặc một bên là thương nhân. Trong đó, thương nhân được hiểu là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật Thương Mại)
b. Nội dung hợp đồng thương mại:
Nội dung hợp đồng thương mại phải là các nội dung liên quan đến hoạt động thương mại gồm thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
c. Hình thức của hợp đồng thương mại:
Hợp đồng thương mại có thể giao kết dưới nhiều hình thức gồm:
d. Đối tượng của hợp đồng thương mại:
Đối tượng của hợp đồng thương mại đa dạng bao gồm:
Có thể hiểu hợp đồng dân sự thông thường đối tượng của hợp đồng thường là hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, đối với hợp đồng thương mại còn có các đối tượng khác không mang tính chất của hàng hóa hay dịch vụ.
Ví dụ:
Đối tượng của các loại hợp đồng trên không phải là hàng hóa hoặc dịch vụ mà là một hoạt động mang tính tổ chức nhằm để thực hiện hoạt động thương mại.
2.2. Hợp đồng thương mại mang tính chất của hợp đồng kinh tế:
Hợp đồng thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, khi đáp ứng các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng thương mại mang tính chất của một hợp đồng kinh tế. Các bên tự do thỏa thuận việc mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ, hợp tác kinh doanh đảm bảo không trái pháp luật, đạo đức xã hội và trật tự công cộng.
3. Các loại hợp đồng thương mại phổ biến:
Các hợp đồng thương mại phổ biến thường gặp gồm:
4. Lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại:
Bên cạnh việc nắm rõ đặc điểm của hợp đồng thương mại, các chủ thể khi tham gia hợp đồng cần lưu ý 3 điểm sau:
4.1. Đảm bảo nguyên tắc hợp đồng thương mại:
Tại Luật Thương mại năm 2005 quy định 6 nguyên tắc cơ bản mà khi thực hiện các hoạt động thương mại cũng như khi giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại, các chủ thể của hợp đồng thương mại, các thương nhân, các doanh nghiệp phải tuân thủ.
6 nguyên tắc khi giao kết hợp đồng thương mại đó là:
4.2. Nội dung của hợp đồng thương mại:
Nội dung của hợp đồng thương mại phải rõ ràng, được quy định cụ thể qua các điều khoản của hợp đồng. Các bên phải có sự ràng buộc thông qua quyền và nghĩa vụ, thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 398, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng và căn cứ theo đặc điểm của thương mại, nội dung chính của hợp đồng thương mại thường gồm:
Các bên giao kết hợp đồng thương mại có quyền tự do thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật. Hợp đồng thương mại nên có thêm các điều khoản quy định điều kiện chấm dứt hợp đồng.
4.3. Trường hợp hợp đồng bắt buộc giao kết dưới dạng văn bản:
Trường hợp các hợp đồng thương mại liên quan đến các hoạt động thương mại mà theo Pháp luật bắt buộc giao kết dưới dạng văn bản thì phải thực hiện giao kết dưới dạng văn bản. Chỉ khi này hợp đồng thương mại mới được pháp luật chấp nhận và có giá trị pháp lý