Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty.
(GPLaw) - Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập CTCP thông thường không còn bị ràng buộc bởi mức vốn điều lệ tối thiểu bắt buộc. Điều này tạo ra sự linh hoạt đáng kể cho các nhà đầu tư trong việc xác định nguồn vốn phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đặc thù như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vẫn có những yêu cầu riêng về vốn pháp định.
1. Vốn điều lệ là gì?
Theo khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
2. Mức vốn điều lệ tối thiệu khi thành lập công ty:
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2020, không có quy định cụ thể về vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ có yêu cầu về vốn tối thiểu. Khi đó, doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với ngành nghề đó.
Doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ dựa trên một số yếu tố sau:
- Năng lực tài chính
- Quy mô hoạt động công ty
- Chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn
- Mức lệ phí môn bài hàng năm:
3. Thời hạn góp vón điều lệ khi thành lập công ty:
Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Chủ sở hữu, Thành viên, hoặc Cổ đông phải thực hiện đầy đủ việc góp vốn cho công ty theo đúng loại tài sản đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp. Thời gian để vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, cũng như các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản không được tính vào thời hạn này. Trong khoảng thời gian này, Chủ sở hữu, Thành viên, hoặc Cổ đông công ty sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
Trường hợp không góp đủ số vốn điều lệ trong thời hạn quy định: