GPLAW - Giải pháp luật

Quy định về đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc


Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Trọng tài vụ việc chỉ là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận. Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp. phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là 01 năm kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài. Việc đăng ký phán quyết trọng tài nhằm mục đích để yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài. Vậy đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc được hiểu như thế nào? Hãy cùng Glaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Thực trạng việc đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc hiện nay:

Với những ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, ngày càng nhiều chủ thể lựa chọn con đường này để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng nắm rõ quy định để phán quyết trọng tài vụ việc được thi hành. Vì vậy, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc và các nội dung liên quan là chủ đề mà các bên cần tìm hiểu.

II. Thế nào là đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc?

1. Phán quyết trọng tài vụ việc là gì?

Theo Khoản 10 Điều 3 Luật trọng tài Thương mại năm 2010: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. “Vụ việc” chỉ là hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc theo khoản 7 Điều 3  Luật trọng tài thương mại năm 2010.

Vậy, phán quyết trọng tài vụ việc là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài với hình thức giải quyết là trọng tài vụ việc.

2. Thế nào là đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc?

Theo khoản 1 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP), đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là việc: “Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó…”.

Tóm lại, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là việc Tòa án có thẩm quyền tiến hành đăng ký phán quyết theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp.

3. Mục đích đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc:

Theo khoản 1 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP), đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là việc:

“Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó…”.

Khoản 2 Điều 66 Luật trọng tài thương mại 2010:

“Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này”.

Việc đăng ký phán quyết trọng tài nhằm mục đích yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

III. Quy định pháp luật về đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc:

1. Những nội dung trong phán quyết của trọng tài có thể đăng ký:

Đăng ký phán quyết trọng tài là việc đăng ký toàn bộ nội dung của phán quyết. Thẩm phán thực hiện đăng ký phán quyết trọng tài với các nội dung theo khoản 4 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) gồm:

“a) Thời gian, địa điểm thực hiện việc đăng ký;

b) Tên Tòa án tiến hành việc đăng ký;

c) Tên, địa chỉ của bên yêu cầu thực hiện việc đăng ký;

d) Phán quyết được đăng ký;

đ) Chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của Tòa án.”

Như vậy, đăng ký phán quyết trọng tài phải được đăng ký toàn bộ nội dung của phán quyết. Thẩm phán thực hiện đăng ký phán quyết trọng tài với 5 nội dung nêu trên.

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc:

Theo khoản 2 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ_HĐTP) về đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc, hồ sơ, thủ tục đăng ký như sau:

Hồ sơ:

  • Đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài;
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu: Phán quyết trọng tài do Hội đồng trọng tài vụ việc ban hành; Biên bản phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu có; Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.

Thủ tục:

  • Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký gửi hồ sơ đăng ký phán quyết trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc:

1. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP), đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là việc:

“Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết …”

Vậy, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết.

2. Thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là mấy năm?

Theo khoản 2 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP), đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là việc:

“Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải gửi đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài…”

Vậy, thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là 01 năm kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài.

3. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc có làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài không?

Theo khoản 1 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP), đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là:

“… Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài”.

Như vậy, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc không làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.

4. Thẩm phán có quyền từ chối đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc trong trường hợp nào?

Theo khoản 3 Điều 62 Luật trọng tài thương mại 2010 (hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP), đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc là việc:

“… Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do …”

Vậy, Thẩm phán từ chối đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc trong trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật. 


Xem Dịch vụ Tranh tụng tại Trọng tài thương mại

Hướng dẫn pháp lý khác

Liên hệ

LS. Nguyễn Thị Sắc

Luật sư cộng sự
0385507892
sacnt.92@gmail.com
LS. Nguyễn Thị Sắc