Những khó khăn thường gặp khi làm Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và hướng dẫn giải quyết.
(GPLaw) – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ) là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng nhất đối với mọi hộ gia đình và cá nhân sở hữu đất đai tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình làm Giấy chứng nhận thường diễn ra phức tạp, đòi hỏi người dân phải trải qua nhiều bước thủ tục và vượt qua không ít rào cản hành chính. Dưới đây là những hướng dẫn giải quyết khi gặp khó khăn trong quá trình làm giấy tờ do GPLaw cung cấp.
1. Không biết có đủ điều kiện cấp sổ hay chưa?
Đây là một trong những thắc mắc phổ biến nhất khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Theo pháp luật đất đai hiện nay để được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất phải có đủ điều kiện.
Trường hợp 1. Không phải nộp tiền sử dụng đất
Tại Điều 138 Luật Đất đai 2024 quy định: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 được cấp Giấy chứng nhận và không nộp tiền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 2. Có thể phải nộp tiền sử dụng đất
Điều 138 Luật Đất đai 2024 quy định: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận và có thể phải nộp tiền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
2. Chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ
Khi người dân nộp hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, để tránh việc bổ sung hồ sơ nhiều lần thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ như sau:
Khi đăng ký về quyền sở hữu nhà ở phải có sơ đồ nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở đã xây dựng;
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sẽ bổ sung thêm các hồ sơ tương ứng như:
3. Nộp bản chính hay bản sao giấy tờ?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người dân lựa chọn một trong những hình thức sau:
Như vậy, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận người dân được phép lựa chọn nộp bản chính hoặc bản sao giấy tờ.
4. Không biết cách ghi đơn đề nghị cấp sổ
Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận là một trong những thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Người có đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ thông tin tại phần kê khai của người đăng ký.
Yêu cầu đối với thông tin trong đơn là không tẩy xóa, sửa chữa, trong đó người đăng ký phải ghi đầy đủ các thông tin như sau:
5. Không biết phải nộp bao nhiêu tiền?
Khi được cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm: Tiền sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều phải nộp tiền sử dụng đất.
Theo Điểm e khoản 4 Điều 31 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, trường hợp có nhu cầu và đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện sẽ phải:
Gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 12/ĐK được ban hành kèm Nghị định 101/2024/NĐ-CP đến cơ quan thuế xác định;
Thông báo thu nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Khi nhận được số liệu địa chính thì cơ quan thuế sẽ gửi thông báo về số tiền và hạn nộp cho người có yêu cầu.
Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ nộp theo đúng số tiền và đúng thời hạn như thông báo và giữ chứng từ, biên lai để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Trường hợp muốn xem số tiền nộp có đúng quy định hay không thì xem tại: Mức tiền sử dụng đất phải nộp khi cấp Giấy chứng nhận năm 2020.
6. Cách xử lý khi bị chậm cấp Giấy chứng nhận
Theo khoản 1 và khoản 10 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời hạn cấp Giấy chứng nhận lần đầu là:
Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
Không quá 30 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian cơ quan thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng,...
Nếu quá thời hạn trên mà cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận thì trước tiên nên đến nơi nộp hồ sơ để hỏi trực tiếp về việc đã được cấp Giấy chứng nhận hay chưa, trường hợp chưa được cấp thì hỏi lý do.
Nếu không có lý do thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.