Trong pháp luật quốc tế nói chung và trọng tài thương mại quốc tế nói riêng, thỉnh thoảng các thuật ngữ Latin được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, người hành nghề thực tiễn (trọng tài viên, Luật sư,…) đề cập đến.
Từ khóa: thuat-ngu-latin-trong-trong-tai-quoc-te
1. Ad hoc
Vụ việc. Dùng để chỉ hình thức trọng tài (trọng tài vụ việc) được tiến hành hoàn toàn theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận; thường không qua một trung tâm trọng tài (trọng tài quy chế).
2. Ex Aequo et Bono
Lẽ công bằng. Khái niệm thể hiện việc các bên Trao cho Hội đồng trọng tài quyền không áp dụng các quy định pháp luật nghiêm ngặt mà được quyền giải quyết tranh chấp dựa trên sự công bằng.
3. Ex parte
Một bên. Dùng để chỉ tình trạng chỉ có 01 bên tham gia tố tụng trọng tài (ví dụ bị đơn không tham gia xuyên suốt tiến trình tố tụng trọng tài mà chỉ có nguyên đơn tham gia – ex parte proceedings).
4. Extra Petita
Tình huống Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền.
5. Lex Arbitri
Luật (thủ tục / hình thức) điều chỉnh tố tụng trọng tài.
6. Lex Contractus
Luật áp dụng cho hợp đồng (luật nội dung / luật điều chỉnh)
7. Lex Loci Arbitri
Luật của nước/quốc gia nơi trọng tài được tiến hành, diễn ra.
8. Lis Pendens
Vụ tranh chấp đang chờ giải quyết (pending lawsuit). Một nguyên tắc nhằm hạn chế khởi kiện song song (parallel proceedings) có thể dẫn đến các kết quả trái ngược. Vụ tranh chấp đang kiện và chờ giải quyết ở 01 cơ quan tài phán thì các bên không được kiện ở cơ quan tài phán khác.
9. Pacta Sunt Servanda
Nguyên tắc thể hiện sự ràng buộc của thỏa thuận / hợp đồng đối với các bên. Các bên trong một thỏa thuận / hợp đồng chịu sự ràng buộc bởi sự thỏa thuận đó.
10. Res Judicata
Vấn đề / vụ tranh chấp đã được giải quyết / phân xử / phán định. Vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng trọng tài đã có phán quyết cuối cùng (final award) thì không bị giải quyết lại.